Đồng hồ: Những điều có thể bạn chưa biết

(mentoday.vn) – Đồng hồ đeo tay nam chính là một trong những phụ kiện thời trang dành cho các chàng trai hay những quý ông thể hiện rõ ràng nhất phong cách thời trang, cá tính cũng như đẳng cấp của mình. Tuy vậy, có những điều về có thể bạn vẫn chưa biết về những chiếc đồng hồ quen thuộc của chúng ta.

Đồng hồ: Những điều có thể bạn chưa biết

mentoday.vn mời các bạn tham khảo một số thông tin về những chiếc đồng hồ:

Đồng hồ – Cỗ máy tí hon kỳ diệu

Vào thế kỷ XV, những chuyến hải hành dài ngày đòi hỏi phải tính thời gian chính xác để xác định vị trí của con tàu (đúng chính ngọ- 12 giờ địa phương- đối chiếu với giờ GMT- giờ chuẩn theo kinh độ Greenwich của đồng hồ mang theo tàu, tính ra được kinh độ của tàu). 

Lửa thử vàng- Biển thử đồng hồ

Đồng hồ: Những điều có thể bạn chưa biết

Vào thế kỷ XV, những chuyến hải hành dài ngày đòi hỏi phải tính thời gian chính xác để xác định vị trí của con tàu( đúng chính ngọ- 12 giờ địa phương- đối chiếu với giờ GMT- giờ chuẩn theo kinh độ Greenwich của đồng hồ mang theo tàu, tính ra được kinh độ của tàu). Nhưng thử tưởng tượng, trong điều kiện khắc nghiệt của biển cả với muôn trùng sóng vỗ, những chiếc đồng hồ với máy móc còn đơn giản ở thời điểm đó đã không chịu được thử thách. Chỉ đến khi nhà chế tác đồng hồ người Anh John Harrison phát minh ra đồng hồ hải hành (marine chronometer) cực kì gọn nhẹ và chuẩn xác, lịch sử đồng hồ mới có một bước tiến đáng kể.

Ngày nay, chúng ta thường ngạc nhiên khi thấy những loại đồng hồ cơ quý giá, cẩn kim cương, ngọc quý với thiết kế cực kỳ lịch lãm, nhưng lại mang cái tên rất “dữ dằn” như Jaeger- LeCoultre Master Conpressor ping GMT Lady) có thể dịch là… “ nữ chuyên gia máy giảm áp cho thợ lặn có múi giờ gốc chuẩn”!). Đó là vì nhà sản xuất hết sức tự hào giới thiệu những chức năng tối ưu của động cơ được tích hợp vào món trang sức đặc biệt này: một sự nén máy tinh tế, một khả năng chịu đựng môi trường tối ưu và đỉnh cao của kỹ thuật chế tác.

Trang sức đầu tiên thám hiểm bầu trời

Ngày nay đồng hồ đeo tay thực sự trở thành món trang sức cầu kỳ của quý ông trong cuộc cạnh tranh với phái nữ về khoản phụ kiện làm đẹp. Thế nhưng ít ai biết đồng hồ đeo tay đầu tiên được sản xuất vào khoảng cuối những năm 1880 bởi nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng Patek Philippe lại là một chiếc đồng hồ trang sức dành riêng cho phái nữ bởi vì các bà, các cô muốn… khoe đồng hồ suốt thời gian đeo, trong khi đồng hồ quả quýt chỉ “lòe” được lúc quý ông móc từ trong túi ra coi giờ(!) Đồng hồ chỉ trở nên thịnh hành như một món trang sức của nam giới từ câu chuyện về tình bạn giữa một phi công và một nhà chế tạo đồng hồ. Một hôm, khi bay bằng chiếc máy bay tự chế mang tên Demoiselle, nhà thám hiểm hàng không cừ khôi người Brazil Alberto Santos- Dumont muốn tính những khoảng thời gian nghỉ của máy nên đã nhờ người bạn thân của mình là nhà chế tác đồng hồ và kim cương lỗi lạc Louis Cartier làm cho một cái đồng hồ da đeo tay. “Santos”, chiếc đồng hồ da đầu tiên dành cho đàn ông trên thế giới, đã ra đời như thế. Ngày nay, đồng hồ “ Santos” vẫn là dòng đồng hồ bán chạy nhất của nhà Cartier.

Đồng hồ nhanh chóng trở thành vật bất ly thân của các phi công trong Thế chiến thứ nhất. Khi chiến tranh kết thúc, họ trở về với một chiếc đồng hồ đeo tay như một vật kỷ niệm, khiến tầng lớp trung lưu và thượng lưu tò mò cũng muốn sở hữu một chiếc tương tự thay cho đồng hồ quả quýt. Nghành đồng hồ cao cấp và đồng hồ thời trang dành cho nam giới từ đó ngày càng phát triển, và ngày nay, quý ông có thể chọn cho mình một hoặc nhiều chiếc đồng hồ phù hợp với cá tính và công việc của mình.

Từ điển đồng hồ cơ học

Đồng hồ: Những điều có thể bạn chưa biết

Thị phần đồng hồ cao cấp luôn là chỗ để các nghệ nhân phô diễn kỹ thuật chế tạo tinh xảo nên bên cạnh những chi tiết trang trí bằng chất liệu quý, hầu như 100% đồng hồ loại này đều là đồng hồ cơ với những chức năng phức tạp làm tăng giá trị của cỗ máy tí hon này. Khi mua đồng hồ, các bạn sẽ thường thấy những chữ sau đi kèm lời giới thiệu trong tên gọi của đồng hồ hoặc ghi trên mặt đồng hồ:

Automatic: Đồng hồ tự động lên giây, nhờ vào cử động của cánh tay.

Chronograph: Có khả năng chỉnh kim về 12 giờ để bấm giờ, thường hiển thị quãng thời gian đang tính bằng một vài đồng hồ phụ trên mặt.

Day and date: Hiển thị ngày tháng.

Hacking: Thường thấy ở đồng hồ quân sự, có khả năng dừng kim giây lại, chỉnh giờ để chỉnh đúng đến từng giây.

Moon phase dial: Tính từng chu kỳ của mặt trăng với một hình mặt trăng trên một cái đĩa xoay trên mặt đồng hồ.

Power reserve indicator/Wing: Thường thấy ở đồng hồ “tự động”; đây là một mặt đồng hồ nhỏ cho biết năng lượng dự trữ còn bao nhiêu.

Repeater: Đây là một loại đồng hồ đặc biệt, có khả năng đổ chuông khi nhấn nút, các nhà quý tộc ngày xưa thường dùng để coi giờ trong bóng tối, khi chưa có đèn điện.

Tourbillon: “ Nữ hoàng của sự phức tạp” được thiết kế để làm đồng hồ thêm chính xác. Ở đồng hồ cơ thường, bánh răng thăng bằng sẽ dao động theo những nhịp khác nhau khi đồng hồ chuyển động nên mức chính xác không cao. Đồng hồ tourbillon có bánh răng được đặt vào trong một cái lồng có thể xoay nhiều phía để bánh răng luôn ở trạng thái cân bằng dù tay đang ở vị trí nào. Thuộc tính này rất đáng để… khoe nên các nhà chế tác đồng hồ thích ghi trên mặt đồng hồ hoặc ghi vào tên đồng hồ, như chiếc đồng hồ da cá đuối làm bằng vàng 18K thuộc dòng đồng hồ đầu tiên của nhà Louis Vuitton, được sản xuất năm 2007 tên là Tourbillon Tambour Monogram. Tambour là “ cái trống” trong tiếng Pháp( thân đồng hồ này giống như cái trống) và Monogram là dòng nổi tiếng nhất của nhà Louis Vuitton.

Chronometer: Đẳng cấp của đồng hồ

Đồng hồ: Những điều có thể bạn chưa biết

Đồng hồ bấm giờ (chronometer) ban đầu là loại đồng hồ chuyên dụng trong ngành hàng hải, có tính chính xác cực cao bất chấp những điều kiện khắc nghiệt trên biển. Ngày nay từ “chronometer” thường được dùng như một đảm bảo cho chất lượng của từng chiếc đồng hồ được bán trên thị trường. Không phải đồng hồ nào cũng được công nhận là “chronometer”. Chỉ có những chiếc đồng hồ được lắp ráp, sản xuât tại Thụy Sĩ và được Viện kiểm tra chất lượng đồng hồ của Thụy Sĩ (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres- COSC) cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng mới được gọi là “chronometer”. Có khoảng một triệu giấy chứng nhận “chronometer” được cấp hàng năm, nhưng lượng đồng hồ được chứng nhận này chỉ chiếm 3% số lượng đồng hồ sản xuất mỗi năm ở Thụy Sĩ, bấy nhiêu cũng đủ thấy đẳng cấp của “ danh hiệu” chronometer. Tất cả các đồng hồ Rolex đều được nhận danh hiệu “chronometer”. Ở Thụy Sĩ chỉ có ba phòng thí nghiệm để kiểm định chất lượng đồng hồ thì hết hai dành cho riêng cho Rolex (ở Geneva và Biel). Nhãn hiệu Breilting (thường sản xuất đồng hồ cho phi công) và Omega cũng được công nhận danh hiệu “chronometer”.

mentoday.vn (tổng hợp)